Tìm hiểu làn sóng “thay máu” cổ đông lớn

Như vậy, đã có 3 doanh nghiệp trong số các trường hợp nêu trên đã thoái vốn thành công. Riêng với V15, Sông Đà còn phải thoái thêm 600.000 cổ phiếu, tương đương 6% vốn điều lệ.

Ráo riết thoái vốn

Làn sóng “thay máu” cổ đông lớn


Vinaconex (mã VCG- HNX) mới đây đã rao bán toàn bộ 51% cổ phần đang nắm giữ tại Vinaconex3 (mã VC3-HNX) từ 11/5 đến 5/6/2015. Tổng số cổ phần mà VCG đăng ký bán là 4.080.000 cổ phiếu thông qua phương thức giao dịch ngoài hệ thống.

Trước đó, Vinaconex cũng đã đăng ký bán 5,1 triệu cổ phần, tương đương 51% vốn điều lệ tại Vinaconex 15 (mã V15-HNX) nhưng mới giao dịch thành công 45% vốn và đã tiếp tục đăng ký bán 600.000 cổ phần V15 còn lại.

Tổng công ty Sông Đà cũng là DNNN tích cực thoái vốn tại các DNNY. Toàn bộ số vốn góp 51% cổ phần CTCP Simco Sông Đà (mã SDA- HNX) đã được Sông Đà bán hếttừ 16/4/2015.

Mới đây, TCty Sông Đà cũng cho biết sẽ thực hiện bán 6 triệu cổ phiếu SDU, chiếm 30% vốn của CTCP Đầu tư Xây dựng và Phát triển Đô thị Sông Đà.

Đáng chú ý, cổ đông lớn thứ hai của công ty này là CTCP Chứng khoán VnDirect và ôngVũ Hiền- thành viên HĐQT VnDirect ngay sau đó cũng đăng ký bán lần lượt 3,25 triệu cổ phiếu (16,26% vốn) và 970.000 cổ phần (4,85% vốn).

Tổng số cổ phần mà ba cổ đông này dự kiến bán ra đã lên tới 51,11% tổng số cổ phần SDU đang lưu hành.

Trong khi đó, việc thoái toàn bộ 51% vốn CTCP Cảng Đoạn Xá của Vinalines cũng gần hoàn thành vơíhai cổ đông cá nhân đã mua tổng cộng 3,8 triệu cổ phiếu.Đến chiều 2/6, Vinalines công bố bán hết hơn4 triệu DXP.

SCIC cũng là một đơn vị đẩy mạnh việcbán vốn nhà nước. Từ đầu năm đến nay, SCIC cũng đã liên tục thực hiện nhiều giao dịch bán vốn tại các DNNY như DBC, VNE, SSC… Tổng công ty này gần đây cũng đã đăng ký bán51% cổ phần của CTCP Vận tải và Thuê tàu (VFR). Ngay trong ngày đầu giao dịch, bốn cổ đông cá nhân đã hoàn tất mua lượng cổ phần trên.

Áp lực thoái vốn nhà nước

Áp lực thoái vốn nhà nước là một nguyên nhân dễ thấy cho động thái bán vốn ồ ạt của các Tổng Công ty, Tập đoàn. Đại diện của SCIC đã từng chia sẻ hồi tháng 4/2015: “Từ nay đến cuối năm mỗi ngày SCIC phải bán 1 DN” .

Danh sách cổ đông mua lượng lớn cổ phiếu trong khoảng thời gian các TCT thoái vốn.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cũng cho biết thực hiện thoái vốn nhà đối với các khoản vốn đã đầu tư vào ngành, lĩnh vực không thuộc ngành kinh doanh chính của DN sẽ cần được hoàn thành trước ngày 31/12/2015.

Mặc dù “ráo riết” như vậy, nhưng các giao dịch sẽ không thể thành công nếu mức giá đưa ra không hợp lý.

Như với trường hợp của cổ phiếu V15, Vinaconex đã phải chấp nhận bán với giá cổ phiếu chỉ 1.000 đồng/cổ phiếu. V15 cũng là một doanh nghiệp đặc biệt, bởi đến nay, khoản cổ tức đợt 2 từ năm2010 vẫn chưa được chi trả.

Báo cáo tài chínhcủa V15 đã bị kiểm toán Deloitte từ chối đưa ra ý kiến Với việc kiểm toán từ chối đưa ra ý kiến, V15 đối mặt với ánhủy niêm yết bắt buộc.

Thay máu cổ đông

Trong các giao dịch đã được thực hiện, nhà đầu tư thực hiện mua cổ phiếu phần lớn là những cổ đông “mới toanh”. Hầu hết các nhà đầu tư này đều là nhà đầu tư cá nhân.

Riêng SDA, xuất hiện một nhà đầu tư tổ chức là CTCP Đầu tư và Xây dựng Bưu điện (mã PTC- HoSE) với tỷ lệ sở hữu 7,65%. Mặc dù Sông Đà đã thông báo bán xong 6,68 triệu cổ phiếu SDA từ 16/4/2015 nhưng danh tính các nhà đầu tư mua số cổ phần trên vẫn chưa được công bố.

Như vậy, đã có 3 doanh nghiệp trong số các trường hợp nêu trên đã thoái vốn thành công. Riêng với V15, Sông Đà còn phải thoái thêm 600.000 cổ phiếu, tương đương 6% vốn điều lệ.

Còn lại, VC3 vẫn đang trong thời gian giao dịch và chưa có thông báo. SDU vừa được các cổ đông lớn công bố thoái vốn cách đây vài ngày.

Thời điểm trước khi VC3 công bố thông tin Vinaconex thoái vốn, giá cổ phiếu này đã tăng vọt từ 15.000 lên hơn 20.000 đồng/ cổ phiếu và hiện giao dịch đi ngang. Còn với SDU, sau thông tin các cổ đông lớn nhất, nhì công ty đồng loạt thoái vốn, giá cổ phiếu này cũng đã ghi nhận 4/6 tăng điểm hơn 9%.

Khi hơn 50% cổ phần của một doanh nghiệp được sang tên đổi chủ, điều mà nhà đầu tư kỳ vọng không chỉ ở sự thay đổi cơ cấu cổ đông, thành viên HĐQT mà còn là sự thay đổi trong quản trị, điều hành từđó tácđộng tích cựcđến hoạtđộng doanh nghiệp trong tương lai.

Related posts:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *