Ứng viên “kẻ tám lạng người nửa cân”, bạn sẽ chọn?

Vài công ty thậm chí còn áp dụng hình thức “phỏng vấn xã hội” – nơi ứng viên được gặp gỡ trò chuyện với đồng nghiệp ngoài giờ làm việc. Nếu công ty bạn

Đứng giữa hai ứng viên sáng giá, bạn cần đánh giá lại đặc điểm và tính cách của họ dựa trên nhiều tiêu chí khác:

Bạn cần gì ở ứng viên?


Gặp nhau ở vòng phỏng vấn cuối cùng, họ nhất định là những người ngang tài ngang sức.

Vì vậy, bạn cần phải tìm hiểu kỹ từng ứng viên thay vì chỉ xác định họ có bao nhiêu kỹ năng cần thiết. Có thể ứng viên A đáp ứng được 6 trên 7 tiêu chuẩn cho yêu cầu của vị trí bán hàng trong khi ứng viên B tuy chỉ có được 4 trên 7 tiêu chuẩn nhưng lại có kinh nghiệm với sản phẩm của công ty. Bạn sẽ thấy rằng ứng viên B phù hợp hơn. Một câu hỏi có thể giúp bạn tìm ra tiêu chí lựa chọn quan trọng nhất là: Điều tôi cần nhất ở ứng viên này là gì? Câu trả lời có thể là một nhân viên đầy năng lượng và nhiệt huyết hoặc là một người có tính tổ chức và kỹ năng phân tích.

Bạn nên nhìn nhận các kỹ năng của ứng viên như một chỉ số về khả năng của người đó trong tương lai. Xét cho cùng, ai cũng mong muốn nhân viên mới sẽ làm việc độc lập và có khả năng phát triển sự nghiệp. Nhân viên mới càng có năng lực thì bạn càng có thể tận dụng hiệu quả thời gian của mình. Hãy chọn người có thể thực sự phát triển trong công ty hay đơn giản hơn là ai sẽ làm sếp của bạn ấn tượng hơn?

Mức độ phù hợp của ứng viên với văn hóa doanh nghiệp

“Phù hợp với văn hóa công ty” đang dần trở thành yếu tố quyết định trong tuyển dụng. Đã có nhiều ứng viên từ chối nhà tuyển dụng khi cảm thấy bản thân không phù hợp với văn hóa công ty. Bạn hãy thử tưởng tượng khi họ làm việc ở đây ngày này qua ngày khác, ai sẽ làm việc hiệu quả hơn? Hay những nơi họ đã từng làm việc có môi trường giống như của công ty bạn không?

Vài công ty thậm chí còn áp dụng hình thức “phỏng vấn xã hội” – nơi ứng viên được gặp gỡ trò chuyện với đồng nghiệp ngoài giờ làm việc. Nếu công ty bạn có phòng sinh hoạt chung để ăn uống, nghe nhạc hay café, hãy thử mời ứng viên đến tham gia cùng.

Tuyển dụng là hai chiều

Ngay cả khi đã chọn được ứng viên cuối cùng, bạn vẫn phải xem xét khả năng công ty giữ chân được người này bằng các câu hỏi: Yếu tố nào thu hút nhân tài đến công ty? Bạn có đáp ứng được yêu cầu của họ về chính sách phúc lợi không? Có phải ứng viên đã dành vài năm làm việc cho một công ty có những đặc quyền thú vị mà công ty bạn không thể làm được?

Tin tốt cho bạn là hai ứng viên cuối cùng luôn là những người xuất sắc nhất. Vì vậy, nếu bạn đã cân nhắc đến tất cả các yếu tố mà vẫn không chắc chắn với sự lựa chọn nào, hãy yên tâm rằng dù đó là ai thì bạn vẫn mang về một ngôi sao cho công ty mình.

Related posts:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *